Logo SHub
hint-header

Sắp xếp lại các nội dung sau đây cho đúng với sơ đồ quá trình dẫn đến sự xuất hiện giai cấp (1) Công cụ bằng kim loại xuất hiện. (2) Xã hội nguyên thủy. (3) Năng xuất lao động tăng lên. (4) Tư hữu xuất hiện. (5) Chiếm đoạt của cải dư thừa. (6) Phân hóa giàu nghèo. (7) Của cải dư thừa ngày càng nhiều. (8) Giai cấp hình thành.

Cập nhật ngày: 27-06-2022


Chia sẻ bởi: Khương Thái An


Sắp xếp lại các nội dung sau đây cho đúng với sơ đồ quá trình dẫn đến sự xuất hiện giai cấp
(1) Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
(2) Xã hội nguyên thủy.
(3) Năng xuất lao động tăng lên.
(4) Tư hữu xuất hiện.
(5) Chiếm đoạt của cải dư thừa.
(6) Phân hóa giàu nghèo.
(7) Của cải dư thừa ngày càng nhiều.
(8) Giai cấp hình thành.

A

(2), (1), (3), (7), (5), (4), (6), (8).

B

(1), (2), (4), (3), (5), (7), (6), (8).

C

(2), (3), (1), (7), (4), (5), (6), (8).

D

(2), (6), (1), (3), (4), (5), (7), (8).
Chủ đề liên quan
Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến tồn tại trong khoảng thời gian từ

A

năm 221 TCN đến năm 907.

B

năm 220 đến năm 1911.

C

năm 618 đến năm 1911.

D

năm 221 TCN đến năm 1911.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, giai cấp địa chủ được hình thành từ

A

quan lại, quý tộc, tăng lữ.

B

quan lại, quý tộc và những người có nhiều ruộng đất.

C

quan lại và quý tộc phong kiến.

D

vương hầu quý tộc và tăng lữ.
Tác phẩm nào không thuộc “ Tứ đại kì thư” của Trung Quốc?

A

Nho lâm ngoại sử.

B

Thủy hử.

C

Tam quốc diễn nghĩa.

D

Hồng lâu mộng.
Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

A

Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.

B

Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C

Chinh phục thế giới thông qua “ Con đường Tơ lụa”.

D

Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu.
Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm về chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc?

A

Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

B

Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, kiện toàn.

C

Nhà nước phong kiến lấy Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng, công cụ cai trị.

D

“Đại hội công dân” có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước.
Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của Trung Quốc thời phong kiến?

A

Nông nghiệp đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo.

B

Nông nghiệp là ngành kinh tế bổ trợ cho thương nghiệp và thủ công nghiệp.

C

Nền kinh tế trải qua thăng trầm theo sự hưng thịnh của các vương triều phong kiến.

D

Nhà nước phong kiến can thiệp sâu sắc vào đời sống kinh tế (chế độ ruộng đất, thuế khóa,…)
Nội dung nào không đúng khi nhận xét về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến ?

A

Là một nền văn hóa phát triển cao, phong phú và toàn diện.

B

Có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Tây Á.

C

Phát triển rực rỡ, ở lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đỉnh cao.

D

Ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển lịch sử và văn hóa của các nước trong khu vực.
Các tôn giáo do người Ấn Độ sáng lập ra là

A

Phật giáo và Ấn Độ giáo.

B

Phật giáo và Hồi giáo.

C

Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

D

Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?

A

Đông Nam Á.

B

Đông Bắc Á.

C

Tây Âu.

D

Bắc Mĩ.
Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Hồi giáo được truyền bá và ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò của

A

giáo sĩ Hồi giáo người Nhật Bản.

B

thương nhân Ấn Độ theo đạo Hồi.

C

thương nhân A- rập theo đạo Hồi.

D

giáo sĩ Hồi giáo người A- rập.
Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li đối với nhân dân Ấn Độ?

A

Thu “ thuế ngoại đạo” đối với những cư dân không theo đạo Hồi.

B

Truyền bá, áp đặt đạo Hồi với những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

C

Tự giành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

D

Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Thành tố văn hóa nào không thuộc về sự phát triển lâu đời của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

A

Tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo).

B

Nghệ thuật kiến trúc tôn giáo (kiến trúc Hinđu, Phật giáo).

C

Chữ viết (hệ thống chữ Phạn).

D

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
Nội dung nào không phản ánh đúng nhận định: “ Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại”?

A

Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.

B

Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú và toàn diện.

C

Văn hóa Ấn Độ có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Bắc Phi.

D

Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
Cho các dữ liệu sau:
1. Vương triều Hồi giáo Mô- gôn được thành lập.
2. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm chiếm.
3. Ấn Độ bị chia cắt thành 6 tiểu quốc.
4. Vương triều Hồi giáo Đê – li được thành lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo tiến trình lịch sử Ấn Độ giai đoạn từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVIII.

A

2,1,4,3.

B

3,4,1,2.

C

1,4,3,2.

D

2,3,4,1.
Đặc điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê – li và Vương triều Hồi giáo Mô – gôn là gì?

A

Đều là vương triều ngoại tộc theo Hồi giáo.

B

Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ lập nên.

C

Đều là vương triều do người Hồi giáo gố Mông Cổ lập nên.

D

Thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng “ Hồi giáo hóa”.
Cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ có điểm gì tương đồng so với các quốc gia phong kiến Châu Á khác?

A

Chế độ phong kiến chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.

B

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

C

Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vực.

D

Phải đương đầu với sự xâm lược và đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

A

Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo giữa các bộ phân dân cư ở mỗi quốc gia.

B

Sự xâm nhập và từng bước xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

C

Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp với nhau.

D

Phương thức sản xuất phong kiến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

A

Các ngành kinh tế của cư dân Đông Nam Á phát triển.

B

Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa của các nước phương Tây.

C

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú, quần tụ dân cư.

D

Tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và văn hóa Ấn Độ.
Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia Đông Nam Á?

A

Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

B

Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển.

C

Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi, cao nguyên, rừng nhiệt đới, biển.

D

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa với hai luồng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam.
Nội dung nào không đúng khi nhận xét về nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á?

A

Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ.

B

Hình thành và phát triển trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.

C

Văn hóa Đông Nam Á là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

D

Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lại.