Logo SHub
hint-header

Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Hồi giáo được truyền bá và ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò của

Cập nhật ngày: 27-06-2022


Chia sẻ bởi: Khương Thái An


Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Hồi giáo được truyền bá và ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò của

A

giáo sĩ Hồi giáo người Nhật Bản.

B

thương nhân Ấn Độ theo đạo Hồi.

C

thương nhân A- rập theo đạo Hồi.

D

giáo sĩ Hồi giáo người A- rập.
Chủ đề liên quan
Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li đối với nhân dân Ấn Độ?

A

Thu “ thuế ngoại đạo” đối với những cư dân không theo đạo Hồi.

B

Truyền bá, áp đặt đạo Hồi với những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

C

Tự giành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

D

Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Thành tố văn hóa nào không thuộc về sự phát triển lâu đời của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

A

Tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo).

B

Nghệ thuật kiến trúc tôn giáo (kiến trúc Hinđu, Phật giáo).

C

Chữ viết (hệ thống chữ Phạn).

D

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
Nội dung nào không phản ánh đúng nhận định: “ Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại”?

A

Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.

B

Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú và toàn diện.

C

Văn hóa Ấn Độ có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Bắc Phi.

D

Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
Cho các dữ liệu sau:
1. Vương triều Hồi giáo Mô- gôn được thành lập.
2. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm chiếm.
3. Ấn Độ bị chia cắt thành 6 tiểu quốc.
4. Vương triều Hồi giáo Đê – li được thành lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo tiến trình lịch sử Ấn Độ giai đoạn từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVIII.

A

2,1,4,3.

B

3,4,1,2.

C

1,4,3,2.

D

2,3,4,1.
Đặc điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê – li và Vương triều Hồi giáo Mô – gôn là gì?

A

Đều là vương triều ngoại tộc theo Hồi giáo.

B

Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ lập nên.

C

Đều là vương triều do người Hồi giáo gố Mông Cổ lập nên.

D

Thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng “ Hồi giáo hóa”.
Cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ có điểm gì tương đồng so với các quốc gia phong kiến Châu Á khác?

A

Chế độ phong kiến chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.

B

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

C

Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vực.

D

Phải đương đầu với sự xâm lược và đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

A

Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo giữa các bộ phân dân cư ở mỗi quốc gia.

B

Sự xâm nhập và từng bước xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

C

Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp với nhau.

D

Phương thức sản xuất phong kiến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

A

Các ngành kinh tế của cư dân Đông Nam Á phát triển.

B

Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa của các nước phương Tây.

C

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú, quần tụ dân cư.

D

Tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và văn hóa Ấn Độ.
Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia Đông Nam Á?

A

Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

B

Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển.

C

Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi, cao nguyên, rừng nhiệt đới, biển.

D

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa với hai luồng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam.
Nội dung nào không đúng khi nhận xét về nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á?

A

Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ.

B

Hình thành và phát triển trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.

C

Văn hóa Đông Nam Á là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

D

Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lại.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

A

Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm

B

Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước

C

Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á.

D

Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước
Vào năm 1863, Cam-pu-chia bị nước nào xâm lược?

A

Thái Lan.

B

Mã Lai.

C

Anh.

D

Pháp.
Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?

A

Thế kỉ XI - XII.

B

Thế kỉ X – XI.

C

Thế kỉ X – XII.

D

Thế kỉ XIII.
Vì sao nói thời kỳ Ăng co là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Campuchia?

A

Vì đây là thời kỳ dài nhất.

B

Vì đã chinh phục được một vùng lãnh thổ sang vương quốc Xiêm.

C

Vì Đây là thời kỳ phát triển toàn diện nhất.

D

Vì Trải qua nhiều đời vua nhất.
Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?

A

Nội chiến giữa các mường cổ.

B

Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.

C

Sự thống nhất các Mường cổ.

D

Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
So sánh điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Campuchia.

A

Thần phục vương quốc Xiêm.

B

Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.

C

Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác.

D

Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Campuchia sớm hơn ở Lào.

A

Campuchia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.

B

Campuchia có nhiều vị vua kiệt xuất.

C

Campuchia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.

D

Campuchia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược.
Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình tiến hóa của loài người là giúp

A

đời sống vật chất của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

B

con người từng bước cải tạo thiên nhiên để khắc phục cuộc sống của mình.

C

con người tự cải biến, hoàn thiện bản thân cho phù hợp với môi trường.

D

hình thành và cố kết mối quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc.
So với thời đá cũ, hoạt động kinh tế của con người trong thời kì đá mới có sự chuyển biến từ

A

săn bắt, hái lượm sang săn bắn, hái lượm.

B

săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.

C

săn bắt sang săn bắn và chăn nuôi.

D

trồng trọt, chăn nuôi sang săn bắn, hái lượm.
Sắp xếp lại các nội dung sau đây cho đúng với sơ đồ quá trình dẫn đến sự xuất hiện giai cấp
(1) Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
(2) Xã hội nguyên thủy.
(3) Năng xuất lao động tăng lên.
(4) Tư hữu xuất hiện.
(5) Chiếm đoạt của cải dư thừa.
(6) Phân hóa giàu nghèo.
(7) Của cải dư thừa ngày càng nhiều.
(8) Giai cấp hình thành.

A

(2), (1), (3), (7), (5), (4), (6), (8).

B

(1), (2), (4), (3), (5), (7), (6), (8).

C

(2), (3), (1), (7), (4), (5), (6), (8).

D

(2), (6), (1), (3), (4), (5), (7), (8).