Logo SHub
hint-header

QG20) Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3 ml chất lỏng X, thấy natri tan dần và có khí thoát ra. Chất X là

Cập nhật ngày: 01-12-2022


Chia sẻ bởi: Duc Anh


QG20) Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3 ml chất lỏng X, thấy natri tan dần và có khí thoát ra. Chất X là

A

pentan.

B

etanol.

C

hexan.

D

benzen.
Chủ đề liên quan
Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch X vào ống nghiệm, có kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lam. X là

A

etanol.

B

glixerol.

C

benzen.

D

etanal.
Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60°C ~ 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. X là

A

axit axetic.

B

etilen.

C

anđehit axetic.

D

ancol etylic.
MH20) Nghiền nhỏ 1 gam CH3COONa cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là 

A

metan.

B

etan.

C

etilen.

D

axetilen.
(MH20) Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bột. Thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là

A

etilen.

B

axetilen.

C

propilen.

D

metan.
Cho một vài viên CaC2 vào ống nghiệm chứa khoảng 5 ml nước cất. Gần như ngay lập tức xuất hiện khí X là một hiđrocacbon. Công thức của X là

A

CH4.

B

C2H4.

C

C2H2.

D

C2H6.
Nhiều nước công nghiệp phát triển đã tổng hợp trực tiếp etanol từ

A

etilen.

B

metan.

C

propan.

D

phenol.
Nguyên liệu để sản xuất ancol etylic theo phương pháp sinh hóa là

A

tinh bột.

B

etilen.

C

metan.

D

etan.
Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất

A

ancol etylic.

B

anđehit axetic.

C

phenol.

D

anđehit fomic.
Phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic trong công nghiệp là

A

Lên men giấm.

B

metanol tác dụng cacbon oxit.

C

Oxi hóa CH3CHO.

D

Oxi hóa butan.
CĐ09)Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là (Cho: C = 12; H = 1; He = 4)

A

25%.

B

20%.

C

50%.

D

40%.
Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một ankin. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 4,8. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với hiđro bằng 8,0. Công thức phân tử và % thể tích của ankin trong hỗn hợp X lần lượt là (Cho: C = 12; H = 1; Br = 80)

A

C3H4, 20%.

B

C4H6, 20%.

C

C3H4, 80%.

D

C4H6, 80%.
MH1-20) Nung nóng a mol hỗn hợp gồm: axetilen, vinylaxetilen và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 20,5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16)

A

0,20.

B

0,25.

C

0,15.

D

0,30.
MH19) Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (28 < MX < 56), thu được 5,28 gam CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 19,2 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)

A

2,00.

B

3,00.

C

1,50.

D

1,52.
Hỗn hợp A gồm H2, ankin X và anken Y (X, Y có cùng số nguyên tử cacbon và đều là chất khí ở điều kiện thường). Tỉ khối của A so với H2 bằng 11. Cho A qua ống chứa Ni, nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 bằng 22. Phần trăm thể tích của X trong A là: (Cho: C = 12; H = 1)

A

12,5%.

B

22,5%.

C

25,0%.

D

15,0%.
QG18) Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)

A

0,15.

B

0,25.

C

0,10.

D

0,06.
QG18) Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)

A

0,15.

B

0,20.

C

0,25.

D

0,10.

TN21) Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,82 mol hỗn hợp X gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 15,54 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,74 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)

A

0,38.

B

0,45.

C

0,37.

D

0,41.
TN21) Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm propen, axetilen và hiđro với xúc tác Ni trong bình kín (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hết Y, thu được 0,84 mol CO2 và 1,08 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16)

A

1,14.

B

0,60.

C

0,84.

D

0,72.
Hỗn hợp X gồm tất cả các hiđrocacbon mạch hở của C3Hy. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 20,5. Trộn 3,36 lít hỗn hợp X với 2,24 lít H2 trong bình kín (có mặt xúc tác Ni) rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z. Toàn bộ lượng Z trên phản ứng được với tối đa m gam Br2 trong CCl4. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m bằng (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)

A

24.

B

20.

C

16.

D

36.
Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để đo thân nhiệt. Nhiệt độ từ 37,5oC – 38,5oC là sốt nhẹ, từ 38,5oC – 39oC là sốt trung bình, từ 39oC – 40oC là sốt cao. Thuỷ ngân có kí hiệu hoá học là

A

Zn.

B

Hg.

C

Ag.

D

Cu.